THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE, THỰC PHẨM BỔ SUNG! NP LOGISTICS

Ngày đăng: 04:42 PM, 25/03/2023

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE, THỰC PHẨM BỔ SUNG! 

Thủ tục, thuế nhập khẩu và vận chuyển thực phẩm chức năng

Bạn đang muốn nhập khẩu thực phẩm chức năng  để kinh doanh tại Việt Nam? Bạn đang tìm đơn vị logistics uy tín cung cấp dịch vụ nhập khẩu thực phẩm chức năng  về Việt Nam? Bạn đang muốn biết thuế nhập khẩu thực phẩm chức năng  tại thời điểm này là bao nhiêu? có ưu đãi thuế nhập khẩu cho thực phẩm chức năng  không? Các quy định quản lý nhà nước đối với thực phẩm chức năng  ? Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng  thế nào? Quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng  ra sao?

Tại bài viết dưới đây, NPL – NP LOGISTICS  với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ nhập khẩu thực phẩm chức năng  doanh nghiệp/cá nhân trên cả nước sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp những vấn đề trên.

Mã HS của thực phẩm chức năng:

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Thực phẩm chức năng  có HS thuộc Chương 21: Các chế phẩm ăn được khác:

 

Mã HS

Mô tả

Thuế NK ưu đãi

 

– – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (food supplements) khác; hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm:

 

21069071

– – – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ sâm

15

21069072

– – – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác

15

21069073

– – – Hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm

15


Tuy nhiên, cần lưu ý với thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng lỏng, có thể áp mã HS: 2202.

Trường hợp xác định các mặt hàng là thực phẩm bổ sung/thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng gồm nhiều thành phần (ví dụ: nước, chiết xuất thực vật, đường, vitamin,…) dạng lỏng, đóng gói sẵn sàng để uống luôn, không phải pha loãng thêm, không chứa cồn hoặc chứa cồn có nồng độ không quá 0,5% tính theo th tích thì thuộc nhóm 22.02 “Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu, và đ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09”, phân nhóm 2202.99– Loại khác:”, mã số 2202.99.50 “- – Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng”, không phụ thuộc vào liều lượng dùng.”

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

HS Code của chúng tôi tư vấn kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.tùy theo từng mặt hàng , thành phần, tính chất cụ thể. 

Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu 

Theo quy định hiện hành, thực phẩm chức năng  không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu.

Chính sách nhập khẩu thực phẩm chức năng

Nhập khẩu thực phẩm chức năng cần giấy phép gì?

Mặt hàng thực phẩm chức năng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ y tế, khi nhập khẩu cần thực hiện công bố thực phẩm chức năng và đăng ký kiểm tra chất lượng ATTP để thông quan.

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.” Điều này quy định chính là phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàng về.

Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm) *Ghi chú: Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP

1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức min thuế nhập khu theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.

5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.

6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.

7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Công bố thực phẩm chức năng

  • Căn cứ vào Thông tư 43/2014/TT-BYT đã nêu rõ: Điều 3. Công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm 

1. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

2. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

è Như vậy, công bố hợp quy là áp dụng đối với những sản phẩm nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật. Còn công bố phù hợp là công bố áp dụng đối với những thực phẩm nhập khẩu chưa có quy chuẩn nhưng phù hợp với quy định an toàn thực phẩm của Việt Nam, như: sữa, kẹo, bánh ,…

**Lưu ý: Dù là công bố hợp quy hay công bố phù hợp thì hồ sơ công bố thực phẩm chức năng đều cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp, và có hợp pháp hóa lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.
  • Tài liệu chứng minh công dụng: các bằng chứng khoa học chứng minh công dụng, thành phần của sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm: Nếu giấy chứng nhận này do phòng kiểm nghiệm độc lập kiểm định có chứng nhận ISO 17025 và kiểm đủ các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng về thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam (Phiếu kết quả này cần thiết khi làm công bố thực phẩm). Trước khi gửi hồ sơ công bố lên cục ATTP, các đơn vị làm công bố cần mang mẫu đi thử nghiệm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các chỉ tiêu trong Quy chuẩn hoặc dựa vào thành phần, mục đích sử dụng để công bố các chỉ tiêu phù hợp. (Để lô hàng có thể thông quan thuận lợi, thường thì các đơn vị nhập khẩu sẽ phải nhập 1 lô hàng mẫu về và xin xác nhận hàng mẫu để lấy mẫu đi thử nghiệm).
  • Giấy chứng nhận HACCP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 (nếu có).

Trình tự, thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:

1. Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm:

Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.

2. Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Lưu ý: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu kèm theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.

Thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng:

Hồ sơ hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng: 

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

b) Hợp đồng, invoice, packing list (theo quy định hiện hành, người nhập khẩu chỉ cần xuất trình invoice – Hóa đơn thương mại, tuy nhiên, trong một số trường hợp, để làm rõ, có thể xuất trình cả hợp đồng, packing list với cơ quan hải quan)

c) Vận tải đơn

d) Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/xác nhận công bố phù hợp

e) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản chính hoặc C/O điện tử trong trường hợp muốn hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt

(Xem Quy định tại Khoản 5, điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính)

f) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (hoặc hồ sơ chứng minh thuộc diện miễn kiểm tra chất lượng)

Quy trình thực hiện: 

  • Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1, tại Hà Nội), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3, tại TP. HCM); Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (tại Hà Nội),…
  • Khai và truyền tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt.
  • Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản.
  • Kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra
  • Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt, nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô hàng. Nếu không đạt thì phải xuất trả.

Nhãn mác mặt hàng mặt hàng thực phẩm chức năng

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Ngoài quy định chung về nhãn mác như trên, 43/2014/TT-BYT ngày 14/04/2017 về nhãn hàng hóa có quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe  (điểm 3, phụ lục I) bao gồm các nội dung:

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thuế khi nhập khẩu thực phẩm chức năng: 

Khi nhập khẩu thực phẩm chức năng, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của thực phẩm chức năng là 10%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thực phẩm chức năng: nếu HS 2106, thuế nhập khẩu là 15%; nếu HS 2202:  thuế nhập khẩu là 30%

Trong trường hợp thực phẩm chức năng  được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng  thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Qúy Công ty cần hỗ trợ tư vấn thủ tục Hải Quan, thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu, các chính sách mặt hàng của "Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bổ sung, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe" . Liên hệ theo thông tin sau: 

Hotline: 0917.32.46.39 - 0919.68.32.78

Email: info@nplglobal.vn & sales@nplglobal.com.vn & sales@nplglobal.vn

CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NGHĨA PHÁT
Online: 1 | Thống kê tuần: 2104 | Tổng truy cập: 333471

0917.32.46.39

0919.68.32.78

Hotline: 0917.32.46.39
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0903896598 Skype Whatsapp
x